Tổng hợp IELTS Speaking Part 2 Tips hiệu quả nhất
Trong phần thi IELTS Speaking Part 2, bạn sẽ được cấp một thẻ gợi ý chủ đề (cue card) và có 60 giây để chuẩn bị ý tưởng. Sau đó, bạn cần trình bày về chủ đề đó trong vòng 1-2 phút. Thời gian chuẩn bị là rất quan trọng và quyết định phần lớn điểm số của thí sinh.
Đây cũng là phần thi được nhiều thí sinh chú trọng luyện tập. Phần thi IELTS Speaking Part 2 là một thử thách cam go đòi hỏi bạn thể hiện khả năng giao tiếp trôi chảy và sử dụng ngôn ngữ chính xác trong 2 phút. Tuy nhiên, nhiều thí sinh thường gặp khó khăn như: nói không đủ thời gian, hết ý tưởng, trình bày lộn xộn, đọc ghi chú và lo lắng khi gặp chủ đề lạ.
Trong bài viết này, DOL sẽ cung cấp cho bạn IELTS Speaking Part 2 tip hiệu quả, bao gồm. 1. Chiến lược sử dụng 1 phút chuẩn bị một cách hiệu quả 2. Chi tiết hóa câu trả lời 3. Nói với tốc độ bình thường 4. Sắp xếp và tổ chức lời nói theo mạch thời gian 5. Ưu tiên trình bày kinh nghiệm cá nhân 6. Mở rộng ý tưởng 7. Chấp nhận và quên đi những sai lầm 8. Hỏi lại giám khảo nếu chưa rõ câu trả lời 9. Thực hành các chủ đề IELTS Speaking Part 2
Cùng đọc tiếp bài viết để khám phá ra những tips làm bài hiệu quả này là gì nhé!
DOL IELTS Đình Lực
Oct 27, 2022
2 mins read
Table of content
Chiến lược sử dụng 1 phút chuẩn bị một cách hiệu quả
1. Viết Note
2. Chuẩn bị mở đầu sẵn
3. Paraphrase chủ đề
Chi tiết hóa câu trả lời
Nói với tốc độ bình thường, không quá nhanh hay không quá chậm
Sắp xếp và tổ chức lời nói theo mạch thời gian
Ưu tiên trình bày kinh nghiệm cá nhân
Mở rộng ý tưởng
Chấp nhận và quên đi những sai lầm
Hỏi lại giám khảo nếu chưa rõ câu trả lời
Thực hành các chủ đề IELTS Speaking Part 2
Luyện tập 6 chủ đề chính
Chú ý đến ngữ pháp
Chuẩn bị từ vựng
Hình thành phong cách nói tự nhiên
Luyện tập với thời gian giới hạn
Câu hỏi thường gặp trong IELTS Speaking Part 2
Chiến lược sử dụng 1 phút chuẩn bị một cách hiệu quả
Trong phần thi Speaking Part 2, bạn chỉ có duy nhất 1 phút để chuẩn bị bài nói. Do đó, bạn cần phải có chiến lược cụ thể để tận dụng 1 phút ngắn ngủi này. DOL gợi ý cho bạn 1 vài tip để có thể tối ưu hóa được 1 phút trong phần chuẩn bị.
1. Viết Note
Việc viết note trong phần thi IELTS Speaking Part 2 mang lại hiệu quả cao vì nhiều lý do.
Đầu tiên, nó giúp bạn tổ chức ý tưởng một cách logic và mạch lạc.
Thứ hai, note cũng tăng cường sự trôi chảy và tự tin khi nói, giúp bạn tập trung vào việc diễn đạt ý tưởng thay vì lo lắng về việc quên mất ý.
Cuối cùng, viết note cũng giúp bạn sử dụng từ vựng và ngữ pháp chính xác, nâng cao điểm số cho bài thi bằng cách thể hiện được vốn từ vựng và ngữ pháp phong phú, chính xác.
Mỗi câu hỏi trong phần Speaking Part 2 đều sẽ được đi kèm với cue card (gồm các câu hỏi gợi ý để bạn trả lời). Bạn có thể vẽ một dấu cộng (+) trên giấy và ghi chú thành 4 phần, hoặc kẻ các đường ngang chia giấy thành 4 cột. Việc này chỉ mất khoảng 4 giây, sau đó bạn có thể tập trung ghi chú một số ý chính, đặc biệt chú ý đến các từ hỏi trong thẻ nhiệm vụ như "ở đâu", "bao lâu", "cái gì", "tại sao".
Ví dụ:
Describe your close friend
You should say:
Who is he/she and what does he/she do?
When and how did you two meet?
What kind of personality does he/she have?
What makes you like him/her?
Bạn có thể kẻ một bảng như dưới trong 1 phút lên ideas cho bài nói.
Who | When and How | What |
|
|
|
2. Chuẩn bị mở đầu sẵn
Việc tạo ấn tượng tốt từ phần mở đầu giúp bạn thu hút sự chú ý của giám khảo và tạo thiện cảm ngay từ những giây đầu tiên. Đồng thời, việc đã chuẩn bị sẵn phần mở đầu giúp bạn tự tin hơn khi bắt đầu bài nói, tránh tình trạng lúng túng, ấp úng.
Bảng dưới đây cung cấp một số câu mở đầu phổ biến mà bạn có thể áp dùng trong Part 2.
Câu mở đầu | Dịch nghĩa |
Well, let me tell you about… | Vậy, để tôi kể cho bạn nghe về… |
I'd like to talk about… | Tôi muốn nói về… |
The one I'd like to tell you about is… | Cái tôi muốn nói với bạn là… |
A topic that comes to mind when I think about... is… | Một chủ đề nảy sinh trong đầu tôi khi nghĩ đến…là.. |
One of the most memorable experiences I had related to... is… | Một trong những trải nghiệm đáng nhớ của tôi liên quan đến..là… |
I'm going to share with you something about… | Tôi sẽ chia sẻ với bạn một vài điều về… |
... is a topic that I'm very passionate about. | …là một chủ đề mà tôi rất hào hứng về |
I'm really excited to talk about... | Tôi rất hào hứng khi nói về… |
3. Paraphrase chủ đề
Paraphrase chủ để được cho Speaking Part 2 tip tuyệt vời để bạn nâng điểm từ vựng và cấu trúc ngữ pháp trong phòng thi với giám khảo.
Tại sao cần paraphrase chủ đề?
Thể hiện sự hiểu biết về chủ đề: Paraphrase cho thấy bạn hiểu rõ ý nghĩa của chủ đề và có thể diễn đạt nó bằng cách sử dụng ngôn ngữ của riêng bạn.
Tránh lặp lại: Paraphrase giúp bạn tránh lặp lại y nguyên câu hỏi trong bài nói, khiến bài nói trở nên phong phú và sinh động hơn.
Thể hiện vốn từ vựng và ngữ pháp: Việc sử dụng từ vựng và ngữ pháp đa dạng trong paraphrase cho thấy bạn có vốn từ vựng và ngữ pháp phong phú, giúp nâng cao điểm số cho bài thi.
Tạo ấn tượng tốt với giám khảo: Paraphrase hiệu quả thể hiện sự tự tin và khả năng ngôn ngữ tốt của bạn, tạo ấn tượng tốt với giám khảo.
Gợi ý cách paraphrase hiệu quả.
Sử dụng từ đồng nghĩa, từ trái nghĩa và các cụm từ đồng nghĩa.
Thay đổi cấu trúc câu.
Sử dụng các ví dụ cụ thể.
Kết hợp các kỹ thuật paraphrase khác nhau.
Ví dụ: Describe a time when you were very busy. (Mô tả một thời điểm bạn rất bận rộn.)
Paraphrase.
Share about an experience when you had a lot on your plate. (Chia sẻ về một trải nghiệm khi bạn có rất nhiều việc phải làm.)
Talk about a period in your life when you were extremely occupied. (Nói về một giai đoạn trong cuộc đời bạn khi bạn cực kỳ bận rộn.)
Recount a time when you were juggling multiple responsibilities. (Kể về một thời điểm bạn phải juggling nhiều trách nhiệm.)
Chi tiết hóa câu trả lời
Bạn không nên trả lời câu hỏi theo kiểu liệt kê vì cách trả lời này được đánh giá rất thấp, mà bạn lại không thể “show off” vốn từ vựng và ngữ pháp của mình cho giám khảo. Hãy chọn một khía cạnh nào đó và đào sâu câu trả lời cho khía cạnh này. Một câu trả lời có chiều sâu luôn được đánh giá cao hơn.
Ví dụ: Describe your close friend
Bạn nói “My friend is really friendly and approachable”. Thay vì chỉ đơn thuần liệt kê tính cách bạn hãy cụ thể hóa và kể chuyện đào sâu hơn về tính cách này như sau.
“My friend has always been the kind of person who makes everyone feel comfortable around him. I remember one time when we were at a gathering, and there was someone new who seemed a bit shy and unsure. Without hesitation, my friend approached them with a warm smile, striking up a conversation that soon had everyone laughing and enjoying themselves. It's moments like these that really highlight his friendly and approachable nature”
Nói với tốc độ bình thường, không quá nhanh hay không quá chậm
Duy trì tốc độ nói bình thường là yếu tố then chốt giúp giám khảo dễ dàng theo dõi và hiểu rõ nội dung đang được trình bày. Khi bạn nói với tốc độ bình thường, bạn không những thể hiện sự tự tin và khả năng kiểm soát tốt bài nói của mình mà còn cho thấy khả năng diễn đạt ý tưởng một cách mạch lạc và rõ ràng.
Điều này không chỉ giúp tăng cơ hội đạt điểm cao trong phần đánh giá “Độ trôi chảy và sự mạch lạc” mà còn giúp bạn tránh được việc nói ngọng hoặc nuốt chữ, từ đó cải thiện chất lượng bài nói. Hơn nữa, việc nói không quá nhanh cũng giúp bạn có thời gian để sắp xếp suy nghĩ và liên kết các ý tưởng một cách logic, làm cho bài nói của bạn không chỉ dễ hiểu mà còn thuyết phục hơn.
Chiến lược nói với tốc độ bình thường khuyến khích bạn trong kỳ thi giữ một nhịp độ ổn định khi nói, tránh nói quá nhanh do lo lắng hoặc dừng lại đột ngột khi hết ý. Để duy trì sự lưu loát và tự tin, bạn nên.
Bắt đầu với một tốc độ đều đặn, không quá nhanh và không quá chậm. Nếu cảm thấy bình tĩnh hơn, bạn có thể bắt đầu bài nói với một cụm từ đã học thuộc lòng: “Today, I would like to describe ... ”
Thở giữa các câu. Điều này không chỉ giúp bạn kiểm soát tốc độ nói mà còn giúp giảm căng thẳng và duy trì nhịp điệu.
Sử dụng các cụm từ trì hoãn như “What else can I say about that, well, another thing that I can remember is...” để thể hiện khả năng sử dụng nhiều thiết bị liên kết và suy nghĩ một cách logic.
Tham khảo trực tiếp đến thẻ nhiệm vụ của bạn và đọc to lời nhắc, thay đổi cấu trúc khi bạn đọc: “and...what did I use it for, well, that's interesting, I actually used it for...”
Nếu giám khảo đang chờ đợi bạn tiếp tục nói, hãy nhận thức được rằng bạn vẫn còn thời gian: “Oh, I still have more time left! Well, to describe my piano in more detail, it is quite large and...”
Khi giám khảo hỏi bạn có gì thêm để nói không, hãy luôn trả lời “yes” và tiếp tục nói.
Tránh sử dụng các từ lấp như “eh…, uh…, em…, er…” vì chúng không có ý nghĩa và chỉ ra rằng bạn đang gặp khó khăn trong việc tạo ra ngôn ngữ và ý tưởng.
Thay vì lo lắng về tốc độ nói, hãy tập trung vào nội dung bài nói của bạn. Hãy nói về những gì bạn biết và thể hiện sự đam mê của bạn đối với chủ đề.
Sắp xếp và tổ chức lời nói theo mạch thời gian
Một câu trả lời có trình tự rõ ràng luôn luôn là một câu trả lời được đánh giá cao hơn, vì nó thể hiện sự xuyên suốt, sắp xếp hợp lí trong bài nói. Điều này sẽ giúp bạn lấy điểm trong mắt giám khảo tốt hơn.
Hãy thể hiện cho giám khảo thấy rằng bạn có thể tổ chức những gì bạn muốn nói, bằng cách sử dụng linking devices (and, so, but, or) và discourse markers (unfortunately, actually, however, for example, consequently, at that time). Những thiết bị này sẽ làm cho phần nói dài của bạn dễ nghe, vì nó logic và có ý nghĩa.
Sử dụng cue card của bạn như một hướng dẫn. Hãy nhớ rằng luôn có 4 điều để nói về (Who, When, How, What…), khám phá chủ đề theo các cách khác nhau. Bạn sẽ luôn được hỏi các từ để mô tả những gì bạn sắp nói. Vì vậy, hãy bắt đầu từ đầu bằng cách nhận xét về chủ đề và sau đó chuyển sang từng điểm liệt kê.
Ví dụ.
Back when I was small. I had never gone to DaLat city before, so I’m so glad that you ask me this question about the city I went to last year. (past) [….]
Today, I’m still excited about DaLat city because the atmosphere is very pleasing. Plus, the local people are very nice and friendly. (present)
I’d definitely pay another visit to this city if I can manage the time in the future. (future)
Ưu tiên trình bày kinh nghiệm cá nhân
Việc đưa ra quan điểm, suy nghĩ, cảm xúc cá nhân vào câu trả lời là một tip vô cùng hiệu quả để kéo dài câu trả lời. Đây cùng là một cách thể hiện cá tính bản thân trong phòng thi.
Ví dụ: The drama began when both of them arrived at our supper with very expensive gifts, one a laptop and the other a Gucci watch, which is wild to me. I was so taken with these gifts at the moment that I didn't see the two of them exchange pretty strange stares with each other. After that, the night went on as usual until they revealed their plan to me: Lily would prepare a present, while Macy would arrange and pay for an opulent hotel room for me to stay in for the whole weekend. However, owing to a misunderstanding, each of them assumed the other party would book the hotel.
Mở rộng ý tưởng
Trong bài thi IELTS Speaking, thay vì liệt kê nhiều ý chính hời hợt, việc trình bày chi tiết từng ý chính sẽ mang lại hiệu quả cao hơn. Điều này không chỉ giúp bài nói của bạn ấn tượng hơn mà còn tận dụng tối ưu thời gian. Suy cho cùng, việc tập trung khai thác một vài ý chính chất lượng sẽ dễ dàng hơn là lan man nhiều ý hời hợt.
Một mẹo hay để phát triển ý chính trong IELTS Speaking Part 2 là sử dụng những câu hỏi "Ai, Cái gì, Tại sao, Ở đâu, Làm thế nào?". Bằng cách này, bạn có thể nhanh chóng và dễ dàng làm phong phú ý chính của mình, đồng thời quen dần với các cấu trúc ngữ pháp cần thiết.
Bên cạnh đó, hãy tận dụng các giác quan để mở rộng vốn từ. Suy nghĩ về những gì bạn đã nhìn thấy, nghe thấy, ngửi thấy và nếm thử. Tất nhiên, bạn không thể mô tả tất cả chi tiết này cho mọi chủ đề (miêu tả mùi vị của một cuốn sách thì hơi kỳ!), nhưng thông thường bạn có thể sử dụng hai hoặc ba giác quan. Trong khi luyện tập, bạn có thể sử dụng từ điển để tìm cách diễn đạt các cảm giác này và mở rộng vốn từ vựng của mình.
Chấp nhận và quên đi những sai lầm
Mọi người đều có thể mắc lỗi về ngữ pháp và từ vựng, đó không phải là điều hiếm gặp. Ngay cả những người học đạt band 8, 9 cũng đôi khi gặp những lỗi nhỏ. Điều này hoàn toàn có thể hiểu được, vì vậy không nên lo lắng khi mắc phải lỗi. Đã có trường hợp học sinh trong quá trình trả lời câu hỏi Part 2 gặp một lỗi ngữ pháp nhỏ và sau đó họ đã mất mạch và điểm số có thể bị giảm đi đáng kể.
Cảm giác căng thẳng và lo lắng có thể ảnh hưởng đến ý tưởng, phát âm và ngữ điệu, thậm chí còn dẫn đến thêm các lỗi ngữ pháp. Khi gặp lỗi, hãy đơn giản là bỏ qua và tiếp tục bài nói. Điều này không chỉ giúp duy trì mạch lạc mà còn giúp tập trung vào phần còn lại của bài nói.
Hỏi lại giám khảo nếu chưa rõ câu trả lời
Trong phòng thi, đôi khi sẽ có rất nhiều dịp bạn chưa thể nắm bắt được câu hỏi (do accent của giám khảo, do từ vựng khó, hoặc đơn giản do tâm lý thí sinh chưa vững). Trong trường hợp này, bạn hoàn toàn có thể hỏi giám khảo thêm, hoặc yêu cầu giám khảo giải thích lại câu hỏi giúp bạn.
Dưới đây là một cách bạn có thể dùng để hỏi lại câu hỏi trong phòng thi.
I’m sorry, what do you mean exactly by XYZ? (Tôi xin lỗi, bạn có thể giải thích rõ hơn về XYZ không?)
Could you clarify XYZ a bit more? (Bạn có thể làm rõ XYZ một chút được không?)
I’m not really familiar with XYZ. Could you rephrase the question? (Tôi không thực sự quen thuộc với XYZ. Bạn có thể diễn đạt lại câu hỏi được không?)
Thực hành các chủ đề IELTS Speaking Part 2
Việc luyện tập là quan trọng để làm chủ phần thi này. Thực hành trên các chủ đề quen thuộc và sử dụng các kỹ thuật này để nói một cách tự tin và mạch lạc trong 2 phút là chìa khóa để đạt điểm cao trong phần thi IELTS Speaking Part 2.
Luyện tập 6 chủ đề chính
Tất cả những câu hỏi đề xoay quanh những chủ đề sau đây.
Mô tả một hoạt động (thể thao, giải trí,...)
Mô tả người (nhân vật nổi tiếng, người giúp đỡ bạn,...)
Mô tả một sự kiện (một lễ hội festival, hoặc một ngày kỷ niệm,…)
Mô tả vật (món quà, đồ vật mà bạn sử dụng,…)
Mô tả một địa điểm (thành phố mà bạn từng đến, một nơi yên tĩnh,...)
Mô tả một sở thích (đọc sách, bộ phim yêu thích,...)
Chú ý đến ngữ pháp
Ngữ pháp là một trong bốn tiêu chí xác định điểm của phần thi nói của bạn. Do đó, bạn cần chú ý chỉn chu hơn về mặt ngữ pháp khi nói. Ngoài ra, bạn cũng được yêu cầu sử dụng đan xen nhiều cấu trúc ngữ pháp khác nhau trong bài nói. Sự chính xác và sự đa dạng trong cấu trúc ngữ pháp sẽ giúp điểm nói của bạn tăng đáng kể.
Chuẩn bị từ vựng
Những chủ đề trong phần thi IELTS SPEAKING PART 2 khá rộng. Vì vậy, tương tự như tiêu chí về mặt ngữ pháp, bạn cũng cần chuẩn bị cho bản thân một số từ vựng theo từng chủ đề để ăn điểm cho tiêu chí từ vựng trong câu trả lời của mì nhé.
Một số những topic phổ biến trong IELTS SPEAKING PART 2 có thể kể đến như.
Tourism
Transportation
Leisure time
Society
Family
Work / Education
Food
Animals
Cities
Technology
Art and culture
Social relationships
Architecture
History
Traveling
Hình thành phong cách nói tự nhiên
Ngoài việc tập nói, bạn cũng nên thường xuyên “hấp thụ” cách nói của người bản xứ bằng cách thường xuyên xem TV, nghe nhạc, podcasts, đọc sách báo để hình thành phong cách nói tự nhiên như người bản xứ.
Luyện tập với thời gian giới hạn
Phần thi IELTS Speaking Part 2 đòi hỏi thí sinh trình bày ý tưởng một cách trôi chảy và mạch lạc trong vòng 2 phút. Đây là một thử thách không hề dễ dàng, đặc biệt là với những ai mới bắt đầu luyện thi. Do đó, khi luyện tập, hãy sử dụng đồng hồ bấm giờ để theo dõi thời gian. Điều này giúp bạn làm quen với áp lực thời gian và đảm bảo hoàn thành bài nói trong 2 phút.
Chủ đề trong bài thi Speaking IELTS có sự kết nối với nhau ở 3 phần, cùng tìm hiểu tổng quan 2 phần còn lại nhé.
Nhìn chung, việc áp dụng IELTS Speaking part 2 tip không chỉ giúp nâng cao kỹ năng giao tiếp mà còn tạo ra sự tự tin và thực sự chuẩn bị tốt nhất cho kỳ thi. Để đạt được kết quả tốt, việc tập trung vào việc luyện tập và phát triển kỹ năng trước kỳ thi là không thể thiếu. Bằng cách tập trung và áp dụng những mẹo đã học, bạn sẽ cải thiện đáng kể kỹ năng của mình và tăng cơ hội đạt điểm cao trong phần thi IELTS Speaking.
DOL sẽ đi sâu vào hướng dẫn từng nhóm topics phổ biến và đưa ra từng bước trả lời câu hỏi trong IELTS Speaking Part 2, tập trung vào 4 nhóm IELTS Speaking topics thường gặp nhất.
Câu hỏi thường gặp trong IELTS Speaking Part 2
Những điều nên tránh trong phần thi IELTS Speaking Part 2 là gì?
Không nên cố gắng học thuộc lòng các câu trả lời có sẵn vì giám khảo có thể dễ dàng phát hiện ra là bạn đã học thuộc lòng. Từ đó, khả năng cao là họ sẽ đưa ra những câu hỏi khó để thử khả năng tiếng Anh của bạn.
Đừng quá lo lắng về ý kiến của giám khảo, hãy cứ tập trung trả lời tốt câu hỏi của mình.
Không nhất thiết phải sử dụng những từ vựng thật phức tạp, thật dài trong lúc nói. Điều này có thể khiến thí sinh bị lúng túng khi quên từ và nói ngập ngừng, ấp úng.
Trong phần thi IELTS Speaking Part 2, sự trôi chảy quan trọng hơn ngữ pháp. Vì thế, đừng quá áp lực khi bạn nhận ra là mình đã dùng sai ngữ pháp. Hãy cứ thoải mái nói hết ý của mình.
Đừng đến muộn vào ngày thi IELTS Speaking.
Không nên nói với tốc độ quá nhanh.
Các chủ đề IELTS Speaking Part 2 điển hình là gì?
School, study and work
Important events or changes in your life
Places you’ve been to or want to visit in the future
Hobbies and free time activities
Goals and ambitions
Gợi ý cách để bắt đầu phần thi IELTS Speaking Part 2
Thí sinh có thể dùng những cách mở đầu sau:
The one I’d like to tell you about is…
My favourite was…
I’d like to talk about...
Let me tell you about…
Personally, I would have to say…
The one who/that stands out is…
I’m going to tell you about…
Gợi ý những từ vựng thường dùng trong phần thi IELTS Speaking Part 2
Từ vựng về con người: extremely friendly; gregarious; out-going; a real extrovert; a bit of a character; timid; quite shy; a bit of an introvert; a little withdrawn; wouldn’t say boo to a ghost; plump, a little on the large side, slightly overweight ; quite slim, fairly petite; rather tall, a bit taller than me
Từ vựng chỉ vị trí: Where (it is); How (it looks); What (to do there); Feel (how you feel about it); It’s located in the north of…; It can be found in the south of…; It’s a little known place…; It’s hidden away, off the beaten track; It’s a really popular place…; One of those must-see places; Quiet, calm, peaceful; Noisy, a lot of hustle and bustle, a hive of activity
Từ vựng về sự kiện: When I was living in…; When I was working in…; I used to live in…; I would always…; When I was younger, I often…; I was doing…, when xx happened; I did this, I did that, and I did this and that (common pattern of 3 actions); As far as I know, (this event) still happens…; If this happened to me today/now, I would definitely…; Nowadays, I always…
Từ vựng về suy nghĩ: fantastic; top quality; awesome; outstanding; the best ever; terrible awful; disappointing; the worst ever; absolutely; really; undoubtedly; without a doubt; certainly; totally
Vậy là chúng ta đã cùng nhau đi qua phần tổng hợp IELTS SPEAKING PART 2 tips. Hi vọng từ bài viết này, các bạn có thể tham khảo được nhiều từ vựng và cấu trúc trả lời câu hỏi trong phòng thi speaking.
Nếu các bạn đang gặp vấn đề hoặc khó khăn trong việc ôn luyện IELTS để phục vụ mục tiêu cá nhân, hãy mau chóng liên hệ DOL English để được kiểm tra trình độ tiếng Anh đầu vào, và rút ngắn thời gian tiến bộ nhờ vào phương pháp Linearthinking độc quyền tại DOL nhé.
Table of content
Chiến lược sử dụng 1 phút chuẩn bị một cách hiệu quả
1. Viết Note
2. Chuẩn bị mở đầu sẵn
3. Paraphrase chủ đề
Chi tiết hóa câu trả lời
Nói với tốc độ bình thường, không quá nhanh hay không quá chậm
Sắp xếp và tổ chức lời nói theo mạch thời gian
Ưu tiên trình bày kinh nghiệm cá nhân
Mở rộng ý tưởng
Chấp nhận và quên đi những sai lầm
Hỏi lại giám khảo nếu chưa rõ câu trả lời
Thực hành các chủ đề IELTS Speaking Part 2
Luyện tập 6 chủ đề chính
Chú ý đến ngữ pháp
Chuẩn bị từ vựng
Hình thành phong cách nói tự nhiên
Luyện tập với thời gian giới hạn
Câu hỏi thường gặp trong IELTS Speaking Part 2