Lộ trình luyện thi IELTS cấp tốc 1 tháng cực hiệu quả bứt phá band điểm IELTS của bạn?
Kỳ thi IELTS là cột mốc quan trọng đối với nhiều bạn học sinh, sinh viên và người đi làm. Tuy nhiên, khi chỉ còn 1 tháng nữa là đến ngày thi, không ít người học cảm thấy áp lực và lo lắng không biết cần làm gì tiếp theo trong quá trình ôn luyện. Nhưng bạn ơi, đừng hoảng sợ nhé! Với một lộ trình ôn luyện hợp lý và tập trung vào các kỹ năng cần thiết, bạn hoàn toàn có thể cải thiện điểm số một cách đáng kể trong 1 tháng cuối cùng này. Trong bài viết này, bạn cùng DOL khám phá chi tiết hơn về kế hoạch luyện thi ielts cấp tốc chi tiết 1 tháng cuối và tham khảo lộ trình để tận dụng tối đa thời gian quý báu còn lại.

DOL IELTS Đình Lực
Feb 10, 2025
>10 mins read

Lộ trình luyện thi IELTS cấp tốc 1 tháng cực hiệu quả bứt phá band điểm IELTS của bạn?
Table of content
I.
Tuần 1 - Củng cố kiến thức và kỹ năng, chuẩn bị chiến lược làm bài
Ngày 1: Xác định chiến lược và ưu tiên
Ngày 2-3: Tối ưu hóa kỹ năng Listening và Reading
Ngày 4-5: Nâng cấp Writing Task 1 và Task 2
Ngày 6: Thực hành Speaking
Ngày 7: Kiểm tra tiến độ và thư giãn
II.
Tuần 2 - Tập trung vào chiến lược làm bài
Ngày 1: Rà soát và hoàn thiện chiến lược cho Listening và Reading
Ngày 2-3: Thực hành Writing Task 1 và Task 2 theo chiến lược
Ngày 4: Chiến lược nâng cao cho Speaking
Ngày 5-6: Thực hành toàn diện và luyện tập trong điều kiện thi thật
Ngày 7: Đánh giá và lập kế hoạch cải thiện
III.
Tuần 3 - Luyện đề để làm quen với bài thi chuẩn
Ngày 1: Làm bài thi thử đầu tiên
Ngày 2: Tập trung cải thiện kỹ năng Listening và Reading
Ngày 3: Cải thiện Writing Task 1 và Task 2
Ngày 4: Cải thiện Speaking với bài thi chuẩn cấu trúc
Ngày 5-6: Làm bài thi thử lần 2 và phân tích
Ngày 7: Nghỉ ngơi và chuẩn bị tâm lý
IV.
Tuần 4 - Hoàn thiện và tối ưu
Ngày 1: Tổng hợp và sửa lỗi
Ngày 2-3: Rèn luyện kỹ năng nâng cao
Ngày 4-5: Làm bài thi thử lần cuối
Ngày 6: Ôn từ vựng và chuẩn bị tinh thần
Ngày 7: Ngày trước kỳ thi
V.
Lời kết
I.Tuần 1 - Củng cố kiến thức và kỹ năng, chuẩn bị chiến lược làm bài
👉Tuần đầu tiên trong lộ trình 1 tháng này, các bạn sẽ tổng hợp, ôn lại các kiến thức và kỹ năng cần thiết cho bài thi IELTS. Trong đó, bạn sẽ cần thực hiện bài kiểm tra thử để xác định các điểm còn yếu tính đến thời điểm hiện tại để điều chỉnh kế hoạch ôn tập phù hợp.
🔥Ngày 1: Xác định chiến lược và ưu tiên
Đánh giá điểm yếu - điểm mạnh
Thực hiện bài thi thử (mock test) toàn diện trong điều kiện thời gian giống kỳ thi thật. Bạn có thể tham khảo và sử dụng các bài thi thử từ nguồn uy tín như Cambridge, British Council, trang web IELTS Online Tests, Free IELTS Online Tests của DOL Tự Học hay Study4. Nếu không có thời gian làm bài thi đầy đủ, bạn hãy làm riêng lẻ từng kỹ năng (ví dụ: 1 bài Listening hoặc 1 bài Reading).
Xác định rõ điểm yếu (ví dụ: yếu Writing Task 1, chậm trong Reading). Thông qua bài kiểm tra thử và quá trình ôn luyện, bạn nên ghi chú những dạng bài hay sai, lỗi sai hay mắc phải và kỹ năng cần cải thiện để có định hướng rõ ràng hơn trong ôn luyện.
Lập kế hoạch ôn luyện cá nhân hóa
Chia thời gian học theo tỷ lệ kỹ năng cần cải thiện nhiều hơn, nhưng vẫn giữ đủ thời gian ôn tập cho các kỹ năng khác. Bạn nên đặt mục tiêu cụ thể cho tuần đầu, ví dụ:
Listening: Tăng cường luyện Section 4, cải thiện tốc độ nghe.
Writing: Hoàn thiện cách triển khai ý ở Task 2.
Reading: Giảm thời gian đọc ở Matching Headings từ 20 phút xuống còn 15 phút.
🌟Ngày 2-3: Tối ưu hóa kỹ năng Listening và Reading
Về Listening
Tập trung vào các dạng bài listening ielts mà theo bạn là khó nhất trong phần thi Listening (Ví dụ: Multiple Choice, Matching Information hoặc Map Labelling).
Luyện bài test Section 3 và Section 4, tăng phản xạ nghe hiểu và chọn từ khóa vì đây là 2 phần khó nhất, nhiều thông tin cần nắm trong bài thi Nghe của IELTS.
Tăng tốc độ nắm bắt ý chính và thông tin quan trọng bằng cách nghe thêm podcast hoặc bài giảng TED Talk. Bạn cũng đừng quên luyện thêm kỹ năng note - taking để ghi chú từ khóa ngắn gọn.
Tăng độ khó khi luyện nghe: Nghe ở tốc độ 1.25x hoặc 1.5x trên YouTube để quen với tốc độ nói nhanh hơn thực tế. Đồng thời, bạn nên nghe các bài chứa giọng Anh-Anh, Anh-Mỹ và các accent khác (ví dụ: Australia, New Zealand) để làm quen với nhiều giọng nói, ngữ điệu của người bản xứ.
Về Reading
Luyện đề có đồng hồ bấm giờ để quen với áp lực thời gian, tập trung vào tốc độ xử lý và giảm thiểu sai sót ở các dạng bài reading ielts True/False/Not Given, Multiple Choice, Matching Headings và Matching Information.
Phân tích kỹ câu hỏi sai sau mỗi bài, học cách nhận biết "bẫy" của câu hỏi trong đề thi Reading. Ngay cả khi bạn có đáp án đúng, hãy đọc giải thích chi tiết của chúng để xem cách suy luận của bạn có giống ý của đề bài hay không.
😊Ngày 4-5: Nâng cấp Writing Task 1 và Task 2
Task 1
Ôn tập các dạng biểu đồ và bảng biểu, tập trung viết phần Overview thật súc tích và trong thời gian ngắn nhất.
Luyện viết toàn bài Task 1 trong thời gian ngắn (15 phút) và nhờ người chấm sửa lỗi hoặc công cụ rà soát lỗi như Grammarly.
Phân tích từ vựng: Học các từ mô tả xu hướng, độ lớn, trạng thái (a steady increase, fluctuated slightly, remained stable) và được dùng nhiều trong Task 1. Tập trung thực hành các dạng bài khó như Map hoặc Process.
Task 2
Tập trung vào cách phát triển ý tưởng và tổ chức bài viết theo bố cục hợp lý (Introduction - Body 1 - Body 2 - Conclusion).
Sử dụng các bài mẫu band cao để học từ vựng và cụm từ hữu ích.
Học thêm các cụm từ collocations hay theo từng chủ đề và từ nối để đảm bảo các ý, các câu trong đoạn văn có sự liên kết chặt chẽ, logic.
⚡Ngày 6: Thực hành Speaking
Part 1: Luyện trả lời nhanh và tự nhiên cho các câu hỏi về bản thân (chú ý phát âm và ngữ điệu).
Part 2: Luyện trả lời với đồng hồ bấm giờ (1 phút chuẩn bị, 2 phút nói).
Part 3: Rèn khả năng mở rộng câu trả lời bằng cách sử dụng các cụm từ như "On the other hand", "For instance", hoặc "This is mainly because..." và bổ sung thêm kiến thức xã hội để dễ triển khai ý tưởng cũng như tăng sức thuyết phục cho bài nói.
Bạn có thể thực hành với bạn bè, giáo viên để có phản xạ nghe nói tốt hơn trong quá trình thi thật. Ngoài ra, bạn có thể tự ghi âm và nghe lại bài nói để nhận biết các lỗi như: nói ậm ừ, thiếu ngữ điệu, hoặc dùng từ sai.
🌴Ngày 7: Kiểm tra tiến độ và thư giãn
Tự đánh giá lại thông qua việc thực hiện bài test nhỏ cho từng kỹ năng để so sánh với bài thi thử ngày đầu tiên. Ghi nhận tiến bộ và các điểm còn yếu để ưu tiên trong tuần sau.
Thư giãn: Xem phim hoặc nghe nhạc tiếng Anh để giải tỏa căng thẳng, chuẩn bị cho tuần tiếp theo. Chẳng hạn: Xem các chương trình tiếng Anh như BBC Learning English để học mà không áp lực hoặc nghe nhạc, xem phim bằng tiếng Anh nhưng chú ý đến từ vựng và cách diễn đạt.
Bạn cần lưu ý rằng tinh thần ở tuần đầu tiên này chính là:
Tập trung vào chất lượng hơn số lượng: Không cần làm quá nhiều bài tập, hãy làm bài có mục tiêu và phân tích chi tiết từng lỗi sai để ghi nhớ chúng, tránh lặp lại lỗi.
Mỗi ngày ghi lại bài học rút ra, từ vựng mới học và những vấn đề cần cải thiện.
Xây dựng sự tự tin: Đặt niềm tin rằng bạn có thể cải thiện đáng kể nếu tập trung vào đúng vấn đề.
II.Tuần 2 - Tập trung vào chiến lược làm bài
👉 Tuần thứ hai của lộ trình 1 tháng cuối cùng trước kỳ thi IELTS sẽ tập trung vào việc rèn luyện chiến lược làm bài hiệu quả và tăng cường kỹ năng làm bài dưới áp lực thời gian.
🔥Ngày 1: Rà soát và hoàn thiện chiến lược cho Listening và Reading
Listening
Luyện nhận diện và gạch chân hoặc làm nổi bật (highlight) từ khóa nhanh chóng trong câu hỏi trước khi nghe. Tập trung vào các từ đồng nghĩa hoặc paraphrase trong bài nghe vì đây là yếu tố quan trọng giúp bạn xác định được câu trả lời.
Sau mỗi bài nghe, bạn hãy xem lại các câu trả lời sai và tìm hiểu vì sao bạn bị nhầm (do hiểu sai, nghe thiếu). Bạn cũng cần tham khảo thêm các “bẫy” thường gặp trong phần thi Nghe để học cách tránh chúng.
Tăng tốc độ làm bài: Luyện nghe các bài test với đồng hồ bấm giờ. Bạn chú ý quản lý thời gian cho từng câu hỏi.
Reading
Kỹ năng đọc và trả lời nhanh
Chia thời gian hợp lý: Lý tưởng nhất chính là bạn dành 15 phút cho Passage 1, 20 phút cho Passage 2 và 25 phút cho Passage 3. Vì Passage 3 thường dài và thông tin học thuật chuyên sâu cùng các câu hỏi khó nên bạn cần dành nhiều thời gian để hoàn thành phần này.
Thực hành kỹ thuật “skim và scan” để tìm thông tin nhanh mà không đọc toàn bộ bài. Ngoài ra, bạn cũng có thể thử áp dụng phương pháp Linearthinking của DOL English vào bài Reading với 2 bước Simplify (đơn giản hóa nội dung câu) và Read Connection (đọc mối liên hệ giữa các thành phần trong câu).
Phân bổ thời gian làm bài: Nếu gặp câu khó, bỏ qua và làm câu dễ trước. Không để mất thời gian quá lâu vào 1 câu. Mặt khác, bạn nên làm quen với cách nhận diện các bẫy như: từ ngữ gây nhầm lẫn.
🌟Ngày 2-3: Thực hành Writing Task 1 và Task 2 theo chiến lược
Task 1
Thực hành viết bài đầy đủ (Introduction - Overview - Body 1 - Body 2).
Chiến lược tăng tốc: Tập viết Overview thật nhanh, chỉ gói gọn trong 2 câu nhưng bao quát đủ ý chính.
Dạng bài tập trung: Chọn dạng bài bạn thấy khó hoặc còn yếu và cần cải thiện để luyện kỹ lưỡng. Task 2
Cách triển khai ý logic: Áp dụng phương pháp “PEER” (Point - Explanation - Example - Result) để phát triển ý dễ dàng, đầy đủ và chặt chẽ.
Giới hạn thời gian hoàn thành bài trong 35 phút, dành 5 phút cuối để soát lỗi chính tả và ngữ pháp.
Trong quá trình phân tích câu hỏi, bạn cần chú ý xác định loại câu hỏi (Opinion, Discussion, Advantage/Disadvantage, Problem/Solution) và viết đúng trọng tâm yêu cầu của đề bài.
😊Ngày 4: Chiến lược nâng cao cho Speaking
Part 1
Hãy luyện tập trả lời một cách thật tự nhiên, trôi chảy như một cuộc trò chuyện thông thường. Dành 10 phút luyện trả lời nhanh các câu hỏi về bản thân (hobbies, family, work/study).
Học cách mở rộng câu trả lời: Bạn có thể cân nhắc dùng kỹ thuật trả lời dạng “Reason - Example” (nêu lý do, ví dụ).
Part 2
Đảm bảo cấu trúc bài nói hiệu quả: Thực hành theo mẫu (Introduction - Main Ideas - Personal Examples). Luyện tập với đồng hồ bấm giờ để quản lý thời gian.
Ôn tập từ vựng cho các đề bài phổ biến trong Part 2.
Part 3
Trả lời theo chiều sâu: Học cách trả lời mở rộng bằng các cụm từ và phát triển ý chuyên sâu.
Rèn phản xạ: Luyện trả lời các câu hỏi phức tạp, tập trung vào việc đưa ra quan điểm cá nhân và lý giải có kèm ví dụ cụ thể.
⚡Ngày 5-6: Thực hành toàn diện và luyện tập trong điều kiện thi thật
Luyện đề thi thử toàn diện
Làm bài thi đầy đủ cả 4 kỹ năng trong điều kiện giống thi thật (60 phút Reading, 30 phút Listening, 60 phút Writing, 11-14 phút Speaking).
Tự chấm điểm hoặc nhờ người có kinh nghiệm sửa bài cho bạn (đặc biệt là Writing và Speaking).
Phân tích bài làm
Ghi chép chi tiết từng lỗi sai trong mỗi phần, tìm nguyên nhân và cách cải thiện. Từ đó, bạn xác định xem có điểm nào bạn thường xuyên mắc lỗi để ưu tiên cải thiện trong tuần tiếp theo.
🌴Ngày 7: Đánh giá và lập kế hoạch cải thiện
Tổng kết kết quả tuần 2
Đối chiếu điểm số, thời gian hoàn thành bài làm với tuần đầu tiên.
Bạn lập danh sách những phần còn yếu, ví dụ:
Listening: Sai nhiều ở Multiple Choice vì chọn đáp án đầu tiên mà không nghe hết câu.
Reading: Chưa hiểu rõ cách làm dạng Matching Headings hay Information.
Writing: Các câu chưa có liên kết và logic, bài văn ở Task 2 nói chung chưa mạch lạc.
Chuẩn bị tinh thần: Tự động viên bản thân và giữ tinh thần thoải mái cho tuần tiếp theo.
Lưu ý quan trọng trong tuần thứ 2 này:
Không luyện tràn lan: Chỉ tập trung vào lên các chiến thuật làm bài phù hợp và dạng bài hay sai, không cần làm nhiều bài tập nếu đã hiểu rõ vấn đề.
Kết hợp ôn luyện và nghỉ ngơi: Mỗi buổi học không nên kéo dài quá 3 tiếng để tránh quá tải.
Tận dụng phản hồi: Nếu có giáo viên hoặc bạn bè hỗ trợ, hãy tận dụng sự giúp đỡ của họ tối đa để nhận phản hồi và cải thiện.
III.Tuần 3 - Luyện đề để làm quen với bài thi chuẩn
👉 Tuần thứ ba là thời điểm để người học bước vào giai đoạn luyện thi thực chiến, làm quen với cấu trúc bài thi và chuẩn bị tâm lý thi cử. Trong tuần này, mục tiêu là luyện bài thi trong điều kiện giống như khi bạn đi thi thật, cải thiện điểm yếu và tối ưu hóa kỹ năng quản lý thời gian.
🔥Ngày 1: Làm bài thi thử đầu tiên
Thi thử toàn diện 4 kỹ năng và đánh giá kết quả thi . Bạn cần ghi lại điểm số từng phần, xác định điểm yếu cụ thể:
Listening: Bạn hay sai câu nào? Dạng bài nào khó nhất (Multiple Choice, Map Labelling)?
Reading: Phần nào làm bạn tốn thời gian nhiều nhất? Dạng bài nào gây nhầm lẫn?
Writing: Task nào còn lỗi ngữ pháp, từ vựng hoặc ý chưa rõ ràng?
Speaking: Phần nào thiếu mạch lạc? Cách phát âm có bị ảnh hưởng không?
🌟Ngày 2: Tập trung cải thiện kỹ năng Listening và Reading
Bằng cách luyện đề thi thử của 2 phần này, có bấm giờ để bạn làm quen với áp lực của thời gian. Bạn cũng đừng quên phân tích các câu sai và dành thêm thời gian để luyện tập dạng bài/câu hỏi còn yếu.
😊Ngày 3: Cải thiện Writing Task 1 và Task 2
Bằng cách luyện các đề thi thử, đảm bảo hoàn thành bài thi đủ số lượng từ tối thiểu và trong thời gian hợp lý (Task 1: 20 phút và Task: 40 phút). Việc luyện đề sẽ hỗ trợ bạn tạo phản xạ làm bài và xử lý vấn đề nhanh chóng khi thi thật. Chẳng hạn, bạn sẽ biết mình cần làm gì với dạng đề này, cách triển khai ý và các bước lập dàn bài, viết bài…
Ngoài ra, bạn có thể đọc các bài viết mẫu band cao (8.0+) để tham khảo, tích lũy ý tưởng hay, từ vựng và học cách diễn đạt để tăng tính thuyết phục cho bài luận. Đồng thời, để tăng hiệu quả ghi nhớ, bạn có thể viết lại các bài mẫu này.
⚡Ngày 4: Cải thiện Speaking với bài thi chuẩn cấu trúc
Thực hành với bạn bè, bạn học hoặc giáo viên: Bạn tạo môi trường thi thật bằng cách thực hành Speaking với bạn bè, nhờ họ đóng vai giám khảo hoặc với giáo viên của bạn. Bên cạnh đó, ghi âm lại bài nói để tự đánh giá, chú ý phát âm, sự tự nhiên và lưu loát.
Part 1: Chuẩn bị các câu trả lời ngắn gọn, tự nhiên cho các chủ đề phổ biến (hometown, hobbies, daily routine).
Part 2: Luyện trả lời trong vòng 2 phút với các chủ đề dự đoán. Tập trung vào cách mở bài, phát triển ý và kết bài.
Part 3: Rèn khả năng mở rộng câu trả lời, đưa ra ví dụ cụ thể và lý do rõ ràng.
🌴Ngày 5-6: Làm bài thi thử lần 2 và phân tích
Thi thử lần 2 toàn diện: Bạn tiếp tục làm một bài thi đủ 4 kỹ năng, như khi bạn đi thi thật và hãy dùng bộ đề khác so với ngày 1.
Lần này, bạn cần tập trung vào việc quản lý thời gian chặt chẽ hơn:
Không dành quá nhiều thời gian cho một câu khó, nhất là phần thi Reading.
Luyện tập viết kết bài đúng lúc dù chưa hoàn thành bài viết. Bạn nên ưu tiên yếu tố đầy đủ các thành phần Mở bài - Body 1 - Body 2 - Kết luận trong cấu trúc bài viết.
Phân tích bài thi lần 2: Bạn thử so sánh kết quả với lần thi thử đầu tiên và trả lời các câu hỏi như: Kỹ năng nào tiến bộ nhất? Điểm yếu nào vẫn tồn tại? Câu hỏi hoặc dạng bài nào vẫn thường xuyên bị sai?... Sau đó, bạn ghi chú hoặc lập danh sách lỗi sai và cách khắc phục.
✨Ngày 7: Nghỉ ngơi và chuẩn bị tâm lý
Bạn hãy dành một ngày để thư giãn và giảm bớt căng thẳng. Bạn có thể xem phim, nghe nhạc hoặc đọc sách tiếng Anh. Ngoài ra, bạn có thể dành chút thời gian để ôn tập các từ vựng và cụm từ thường gặp trong Writing và Speaking. Đồng thời, đừng quên nhắc nhở bản thân về những tiến bộ đã đạt được trong 3 tuần qua.
Lưu ý quan trọng trong tuần thứ 3 này:
Thi thử nhiều lần trong điều kiện thi thật giúp bạn cải thiện sự tự tin và kỹ năng quản lý thời gian.
Nếu điểm chưa cao trong các lần thi thử, hãy xem đây là cơ hội học hỏi và sửa lỗi. Bạn đừng vì số điểm chưa được như kỳ vọng mà nản chí và xuống tinh thần nhé. Hãy đặt niềm tin vào bản thân mình, bạn nhé.
Đừng chỉ làm bài mà không phân tích, bạn hãy tìm ra vấn đề và lên kế hoạch cải thiện, ví dụ như đổi chiến lược hoặc bổ sung thêm kiến thức.
IV.Tuần 4 - Hoàn thiện và tối ưu
👉 Tuần cuối cùng là thời điểm quan trọng để bạn rà soát toàn bộ kiến thức, củng cố các kỹ năng đã học và tối ưu hóa chiến lược làm bài. Mục tiêu trong tuần này là đạt được sự tự tin cao nhất và giữ tinh thần thoải mái trước ngày thi.
🔥Ngày 1: Tổng hợp và sửa lỗi
Rà soát lỗi thường gặp
Dành thời gian để xem lại các bài làm trước đó (Listening, Reading, Writing) và ghi lại những lỗi phổ biến. Riêng Speaking, bạn hãy xem lại cách phát âm, ngữ điệu và trọng âm của mình đã tốt hơn chưa.
Phân loại lỗi và viết ra cách khắc phục.
Luyện bài với mục tiêu cụ thể
Làm lại 1 bài thi hoàn chỉnh với mục tiêu khắc phục lỗi sai trước đó.
Theo dõi sự tiến bộ của bạn ở từng kỹ năng.
🌟Ngày 2-3: Rèn luyện kỹ năng nâng cao
Listening
Chú trọng độ chính xác: Thực hành Section 4 (khó nhất) với mục tiêu đạt điểm tối đa phần này. Ngoài ra, Section 3 cũng thường chứa rất nhiều thông tin và không dễ để trả lời đúng, thậm chí có khi khó hơn Section 4. Vì vậy, nếu cảm thấy chưa tự tin, bạn có thể luyện thêm phần này để hạn chế số lượng câu trả lời sai.
Tăng phản xạ: Nghe các bài giảng chuyên sâu hoặc bài nói chuyện từ TED Talks, BBC Podcasts để làm quen với từ vựng học thuật và nhiều giọng nói.
Luyện khả năng vừa nghe vừa ghi chú từ khóa quan trọng.
Reading
Tập trung cải thiện tốc độ làm bài, đặc biệt với Passage 3 - passage khó và dài nhất.
Xem lại bài giải chi tiết của các đề thi từ các nguồn uy tín để hiểu cách làm bài chính xác và nghiên cứu thêm thông tin để biết xử lý các dạng bài khó.
Writing
Task 1
Tập trung tối ưu hóa thời gian viết, hoàn thành bài trong 15 -17 phút, tối đa là 20 phút.
Thực hành diễn đạt và mô tả dữ liệu một cách súc tích và chính xác. Với bài thi Task 1, bạn không cần phải viết quá dài dòng, chỉ cần làm sao để giám khảo có thể hình dung ra được biểu đồ thông qua cách miêu tả của bạn. Đó chính là sự thành công của bạn.
Task 2
Ôn lại cách triển khai ý cho các dạng bài chính.
Thực hành viết một bài hoàn chỉnh trong 35 - 40 phút, đảm bảo đủ thời gian kiểm tra lỗi vào cuối giờ.
Speaking
Part 1: Thực hành trả lời ngắn gọn, súc tích nhưng đúng trọng tâm cho các câu hỏi cá nhân.
Part 2: Chuẩn bị kỹ nội dung nói cho các chủ đề phổ biến (dùng từ vựng phong phú và cấu trúc ngữ pháp phức tạp hơn).
Part 3: Luyện tập cách mở rộng ý, đưa ví dụ cụ thể và phản biện ý kiến (nếu cần).
😊Ngày 4-5: Làm bài thi thử lần cuối
Làm đủ 4 kỹ năng với thời gian chuẩn như thi thật.
Đánh giá bài thi và ghi chú điểm số từng kỹ năng, tập trung vào các phần còn sai sót.
Lập kế hoạch ngắn gọn để cải thiện những lỗi nhỏ. Chẳng hạn:
Listening: Chú ý câu bị mất tập trung và nếu bỏ lỡ 1 câu thì nên tiếp tục với câu khác. Không nên dừng lại ở 1 câu quá lâu và giữ sự bình tĩnh vì sẽ ảnh hưởng tới quá trình làm các câu sau.
Reading: Giảm thời gian làm Passage 3.
Writing: Kiểm tra lỗi chính tả và ngữ pháp sau khi viết.
Speaking: Cải thiện mạch lạc bằng cách luyện các từ nối ý.
⚡Ngày 6: Ôn từ vựng và chuẩn bị tinh thần
Rà soát từ vựng và cụm từ (collocations hay idioms) hữu ích theo các chủ đề phổ biến trong bài thi IELTS.
Ôn lại các từ dùng để nối ý các câu.
Đảm bảo nắm chắc cách dùng từ vựng chính xác trong Writing và Speaking.
Chuẩn bị thêm các mẹo làm bài, ví dụ:
Listening: Gạch chân từ khóa trong câu hỏi trước khi nghe.
Reading: Bỏ qua các câu khó để quay lại làm sau.
Writing: Dành 5 phút cuối để kiểm tra lỗi.
Speaking: Giữ ngữ điệu tự nhiên, đừng lặp từ quá nhiều.
Dành thời gian thư giãn, tập thể dục nhẹ để giảm căng thẳng.
🌴Ngày 7: Ngày trước kỳ thi
Ôn tập nhẹ nhàng: Bạn chỉ xem lại các ghi chú quan trọng, không học thêm kiến thức mới. Mặt khác, bạn có thể lựa chọn luyện một bài Speaking ngắn hoặc làm 1-2 đoạn nhỏ của Listening để giữ phong độ.
Chuẩn bị tài liệu và vật dụng: Kiểm tra giấy tờ thi (CCCD/hộ chiếu, giấy báo dự thi) và chuẩn bị bút chì, tẩy và đồng hồ (nếu cần, theo quy định của tổ chức thi).
Tâm lý sẵn sàng: Hãy tự nhủ rằng bạn đã chuẩn bị tốt nhất có thể và nhớ đi ngủ sớm để có đủ năng lượng.
Lưu ý quan trọng trong tuần cuối này:
Không nên cố gắng nhồi nhét thêm kiến thức mới.
Duy trì thói quen ổn định: Đừng thay đổi đột ngột cách học, giữ nhịp độ phù hợp.
Giữ tinh thần tích cực: Tự tin vào khả năng của mình và không để lo lắng làm giảm hiệu quả cũng như hiệu suất làm bài thi của bạn.
V.Lời kết
Luyện thi IELTS cấp tốc 1 tháng cuối trước kỳ thi IELTS là cơ hội vàng để bạn củng cố kiến thức, rèn luyện chiến lược làm bài và tối ưu hóa điểm số. Hãy tập trung vào chất lượng học tập, phân tích lỗi sai và điều chỉnh phương pháp, chiến thuật theo các kỹ năng cần cải thiện. Tuy nhiên, bạn cũng đừng quên giữ gìn sức khỏe và xây dựng tinh thần thoải mái để bước vào kỳ thi với sự tự tin cao nhất. Hành trình chinh phục IELTS của bạn sắp hoàn thành, hãy tin vào bản thân và những nỗ lực đã bỏ ra. DOL chúc bạn đạt được mục tiêu trong kỳ thi sắp tới!
Table of content
Tuần 1 - Củng cố kiến thức và kỹ năng, chuẩn bị chiến lược làm bài
Ngày 1: Xác định chiến lược và ưu tiên
Ngày 2-3: Tối ưu hóa kỹ năng Listening và Reading
Ngày 4-5: Nâng cấp Writing Task 1 và Task 2
Ngày 6: Thực hành Speaking
Ngày 7: Kiểm tra tiến độ và thư giãn
Tuần 2 - Tập trung vào chiến lược làm bài
Ngày 1: Rà soát và hoàn thiện chiến lược cho Listening và Reading
Ngày 2-3: Thực hành Writing Task 1 và Task 2 theo chiến lược
Ngày 4: Chiến lược nâng cao cho Speaking
Ngày 5-6: Thực hành toàn diện và luyện tập trong điều kiện thi thật
Ngày 7: Đánh giá và lập kế hoạch cải thiện
Tuần 3 - Luyện đề để làm quen với bài thi chuẩn
Ngày 1: Làm bài thi thử đầu tiên
Ngày 2: Tập trung cải thiện kỹ năng Listening và Reading
Ngày 3: Cải thiện Writing Task 1 và Task 2
Ngày 4: Cải thiện Speaking với bài thi chuẩn cấu trúc
Ngày 5-6: Làm bài thi thử lần 2 và phân tích
Ngày 7: Nghỉ ngơi và chuẩn bị tâm lý
Tuần 4 - Hoàn thiện và tối ưu
Ngày 1: Tổng hợp và sửa lỗi
Ngày 2-3: Rèn luyện kỹ năng nâng cao
Ngày 4-5: Làm bài thi thử lần cuối
Ngày 6: Ôn từ vựng và chuẩn bị tinh thần
Ngày 7: Ngày trước kỳ thi
Lời kết