Cách làm dạng bài Matching Sentence Endings trong IELTS Reading
Dạng bài Matching Sentence Endings (Nối kết câu) tuy không xuất hiện thường xuyên trong IELTS, nhưng việc nắm vững cách thức giải quyết sẽ giúp bạn sẵn sàng chinh phục mọi đề thi.
Bài viết dưới đây sẽ giúp bạn định nghĩa, cung cấp chiến thuật làm bài, giải quyết vấn đề thường gặp, và đưa ra các mẹo để làm bài dạng Matching Sentence Endings trong kỳ thi IELTS. Bài viết đề xuất 4 bước để làm bài Matching Sentence Endings. 1. Đọc kỹ nửa câu đầu tiên và xác định keyword quan trọng. 2. Xác định vị trí thông tin trong bài đề cập tới ý vừa đọc. 3. Áp dụng Linearthinking để đọc và hiểu kỹ thông tin trong bài và loại bỏ các phần không cần thiết. 4. So sánh thông tin vừa đọc với ý của những nửa câu sau để tìm ra câu kết hợp phù hợp.
Hãy cùng xem tiếp bài viết để khám phá chi tiết cách giải dạng bài này nhé!
DOL IELTS Đình Lực
Oct 11, 2021
2 mins read
Table of content
Dạng bài Matching Sentence Endings là gì?
Chiến thuật làm bài Matching Sentence Endings chi tiết và hiệu quả nhất
1. Đọc kỹ nửa câu đầu tiên và xác định keyword quan trọng
2. Xác định vị trí thông tin trong bài đề cập tới ý vừa đọc
3. Áp dụng Linearthinking đọc và hiểu kỹ thông tin trong bài
Những vấn đề thường gặp phải & phương pháp giải quyết khi làm dạng bài Matching Sentence Endings
Vấn đề 1: Không xác định được vị trí nửa câu đầu trong bài đọc
Vấn đề 2: Xác định được vị trí nửa câu đầu nhưng không ráp được với nửa câu còn lại
Vấn đề 3: Chỉ dựa vào logic và ngữ pháp
Một số tips làm bài Matching Sentence Endings
Bài tập luyện tập dạng Matching Sentence Endings
Câu hỏi thường gặp về dạng bài Matching Sentence Endings
Dạng bài Matching Sentence Endings là gì?
Matching Sentence Endings yêu cầu bạn nối nửa câu được đề bài cho sẵn với nửa câu còn lại (sentence endings). Thông thường nửa câu đầu tiên sẽ đi theo thứ tự thông tin trong bài đọc.
Ví dụ.
Chiến thuật làm bài Matching Sentence Endings chi tiết và hiệu quả nhất
Để làm dạng bài Matching Sentence Endings trong IELTS Reading, bạn có thể thực hiện theo 4 bước sau đây.
Đọc kỹ nửa câu đầu tiên và xác định keyword quan trọng
Xác định vị trí thông tin trong bài đề cập tới ý vừa đọc
Áp dụng Linearthinking đọc và hiểu kỹ thông tin trong bài
So sánh thông tin vừa đọc với ý của những nửa câu sau
Cùng DOL phân tích ví dụ mẫu dưới đây để hiểu hơn về cách làm nhé!
Ví dụ.
1. Đọc kỹ nửa câu đầu tiên và xác định keyword quan trọng
Để làm tốt dạng bài này, bước đầu tiên và quan trọng nhất là đọc kỹ đề bài, nửa câu đầu tiên và tìm kiếm, gạch chân những từ khóa.
Bạn nên tập trung vào nửa câu đầu tiên của mỗi câu hỏi vì nửa câu đầu tiên thường chứa các thông tin chính và từ khóa giúp bạn xác định phần kết câu phù hợp.
Lưu ý: Chỉ cần đọc phần nửa đầu câu và chưa đọc danh sách các Endings vội ở bước này
Cách thức.
Đọc kỹ từng nửa câu đầu tiên, chú ý đến các từ khóa như danh từ, động từ, tính từ, số liệu, địa điểm,...
Gạch chân những từ khóa quan trọng để dễ dàng so sánh với các phần kết câu.
Từ ví dụ trên, ta có nhận định sau.
5. Employees whose values match those of their employers are more likely to ______
→ Cần tìm thông tin trong bài đề cập tới sự hoà hợp về giá trị của nhân viên và chủ.
2. Xác định vị trí thông tin trong bài đề cập tới ý vừa đọc
Để có thể xác định được vị trí thông tin trong văn bản, ta cần xác định được các keywords (từ khóa) trong câu hỏi.
Có 2 dạng từ khóa mà ta cần chú ý.
Từ khóa cố định (không thể thay đổi): tên riêng, tên đất nước, con số, từ vựng chuyên ngành
Từ khóa có thể thay đổi được: cụm từ/động từ/danh từ/tính từ...
Theo đó ta xác định được khác từ khóa “employees” “values” “match” “employers” trong câu hỏi trên
Do đó, ta tìm được thông tin đề cập ở trong đoạn 2.
For Robert B. Cialdini, Professor of Psychology at Arizona State University, one reason that companies don’t succeed as often as they should is that innovation starts with recruitment. Research shows that the fit between an employee’s values and a company’s values makes a difference to what contribution they make and whether, two years after they join, they’re still at the company. Studies at Harvard Business School show that, although some individuals may be more creative than others, almost every individual can be creative in the right circumstances.
3. Áp dụng Linearthinking đọc và hiểu kỹ thông tin trong bài
Nhiều bạn gặp khó khăn trong việc đọc hiểu các đoạn văn dài, chứa nhiều từ vựng khó và ngữ pháp phức tạp trong bài đọc IELTS. Do đó, DOL phát triển ra phương pháp Linearthinking - giải quyết vấn đề học tiếng Anh dành riêng cho người Việt.
Đối với dạng câu văn dài và phức tạp, DOL gợi ý bạn áp dụng phương pháp Simplify (Đơn giản hóa câu bằng cách phân tích cấu trúc câu và loại bỏ các thành phần không cần thiết)
Các bước áp dụng Simplify.
Bước 1: Nghĩ về cấu trúc câu
Xác định loại câu (câu trần thuật, câu nghi vấn, câu cảm thán)
Xác định chủ ngữ, vị ngữ, tân ngữ
Xác định các mệnh đề phụ (dependent clause)
Bước 2: Tìm thành phần chính của câu
Xác định các thành phần quan trọng giúp hiểu ý nghĩa câu: chủ ngữ, vị ngữ, tân ngữ, trạng ngữ
Loại bỏ các thành phần không cần thiết như: Mệnh đề phụ không mang ý nghĩa quan trọng, Các cụm từ bổ nghĩa dài dòng, Các từ ngữ mang tính chuyên ngành
Bước 3: Rút gọn Verb (sử dụng Verb Pattern)
Chuyển đổi các động từ phức tạp sang dạng đơn giản hơn bằng cách sử dụng Verb Pattern (Công thức chung về động từ)
Cấu trúc câu ví dụ hơi dài và khó hiểu nên áp dụng Linearthinking để đơn giản hóa lại nội dung câu.
Research shows that the fit between an employee’s values and a company’s values makes a difference to what contribution they make and whether, two years after they join , they ’re still at the company .
Phân tích cấu trúc câu: S V and whether + mệnh đề thời gian, S V
Rút gọn câu.
The fit between an employee’s values and a company’s values makes a difference to what contribution they make and whether, two years after they join , they ’re still at the company.
→ Main idea: Sự hoà hợp về giá trị giữa nhân viên và chủ quyết định sự cống hiến và thời gian ở lại công ty của nhân viên.
4. So sánh thông tin vừa đọc với ý của những nửa câu sau
Sau khi hiểu được câu ở trong văn bản, bạn cần so sánh câu trong văn bản với các endings ở trong câu hỏi. Khi xác định được các phần khớp với nhau, bạn cần nối chúng lại để tạo thành một câu hoàn chỉnh.
Lưu ý: Đảm bảo ngữ pháp và ý nghĩa của câu hoàn chỉnh phải chính xác
Ví dụ: Employees whose values match those of their employers are more likely to ______
So sánh thông tin vừa đơn giản hóa với list of endings.
Passage | List of endings |
Sự hoà hợp về giá trị giữa nhân viên và chủ quyết định sự cống hiến và thời gian ở lại công ty của nhân viên. | A take chances. B share their ideas. C become competitive. D get promotion. E avoid risk. F ignore their duties. G remain in their jobs. |
→ Sau khi phân tích từ câu hỏi, ta thấy được G là đáp án đúng.
🔎Tham khảo bài viết dạng bài có liên quan.
Những vấn đề thường gặp phải & phương pháp giải quyết khi làm dạng bài Matching Sentence Endings
Khi làm dạng bài Matching Sentence Endings trong IELTS Reading, thí sinh thường gặp phải những vấn đề như sau.
Vấn đề 1: Không xác định được vị trí nửa câu đầu trong bài đọc
Lý do: Nhiều học viên mắc phải vấn đề này vì chỉ chăm chăm đi skim/scan từ khoá có trong nửa câu đầu tiên. Rất nhiều trường hợp thông tin trong bài được paraphrase bằng nhiều cách và nếu chỉ đi tìm từ khóa hoặc từ đồng nghĩa thì sẽ không nhận diện được thông tin này.
Giải pháp: Áp dụng Linearthinking để hiểu rõ nội dung bài đọc. Vì danh sách nửa câu đầu tiên thường đi theo thứ tự nên chỉ cần đọc hiểu kỹ thì sẽ không bị bỏ sót thông tin. Linearthinking còn cung cấp tư duy nhận diện paraphrasing cho học viên, giúp khả năng xác định vị trí thông tin của học viên được cải thiện.
Vấn đề 2: Xác định được vị trí nửa câu đầu nhưng không ráp được với nửa câu còn lại
Lý do: Nhiều trường hợp thí sinh tìm được thông tin nằm ở đâu rồi nhưng lại đọc không kỹ hoặc chỉ đọc từ khóa, khiến việc so sánh thông tin với list of endings (danh sách nửa câu sau) trở nên khó khăn.
Giải pháp: Áp dụng Linearthinking đơn giản hóa cấu trúc câu để hiểu rõ nội dung bài đọc. Vì danh sách nửa câu đầu tiên thường đi theo thứ tự nên chỉ cần đọc hiểu kỹ thì sẽ không bị bỏ sót thông tin.
Vấn đề 3: Chỉ dựa vào logic và ngữ pháp
Lý do: Nhiều bạn nghĩ rằng có thể trả lời các câu hỏi tóm tắt chỉ bằng cách sử dụng logic và ngữ pháp mà không cần đọc kỹ đoạn văn. Họ nghĩ điều này sẽ tiết kiệm thời gian và có thể nhanh chóng tìm ra câu trả lời bằng cách chỉ nhìn vào các lựa chọn và chọn ra câu có nghĩa nhất.
Giải pháp: Không nên làm như vậy. Dạng bài này là để đánh giá khả năng hiểu bài đọc của bạn hơn là khả năng sắp xếp các câu nói logic. Người ra đề sẽ cố gắng đánh lừa bạn bằng cách kết nối các ý tưởng trong bài đọc với những phần kết không phải là câu trả lời chính xác. Hãy nhớ rằng bạn đang ghép các câu không hoàn chỉnh với phần kết, chứ không phải ghép phần kết với nội dung bài đọc.
Một số tips làm bài Matching Sentence Endings
Mẹo chinh phục dạng bài nối phần cuối câu (Matching Sentence Endings) trong bài đọc IELTS.
Thứ tự đáp án: Thứ tự đáp án trong bài đọc thường khớp với thứ tự các câu hỏi. Do đó, câu trả lời cho câu hỏi 2 sẽ nằm sau câu trả lời cho câu hỏi 1, v.v. Hãy tìm câu hỏi 1 trước để biết điểm bắt đầu.
Dự đoán phần kết: Cố gắng dự đoán phần kết của mỗi câu không hoàn chỉnh trước khi nhìn vào các lựa chọn đáp án. Điều này giúp bạn định hướng suy nghĩ và loại trừ các đáp án không phù hợp.
Ưu tiên câu hỏi không hoàn chỉnh: Tập trung vào các câu không hoàn chỉnh trước khi xem qua phần kết hoặc nội dung bài đọc. Số lượng phần kết thường nhiều hơn số cần thiết, vì vậy việc đọc chi tiết tất cả chúng sẽ tốn thời gian.
Từ đồng nghĩa và paraphrase: Hãy nghĩ đến các từ đồng nghĩa và cách diễn đạt khác mà người ra đề có thể sử dụng thay vì lặp lại chính xác các từ trong câu hỏi. Người ra đề thường cố tình thay đổi cách diễn đạt để đánh giá khả năng hiểu ngữ cảnh của bạn.
Chỉ đọc phần kết cần thiết: Mặc dù tất cả các phần kết đều xuất hiện trong bài đọc, bạn không cần đọc hết tất cả. Chỉ cần tập trung vào những phần kết mà bạn cho là phù hợp với các câu không hoàn chỉnh.
Bắt đầu với từ khóa: Khi khoanh vùng từ khóa, hãy lưu ý những danh từ riêng (bao gồm tên địa điểm) hoặc ngày tháng. Chúng thường dễ dàng tìm thấy trong bài đọc.
Kiểm tra nghĩa: Không chỉ đối chiếu các từ, mà hãy đảm bảo nghĩa của câu khớp với nội dung bài đọc. Nghĩa là phần kết phải bổ sung và hoàn chỉnh câu không hoàn chỉnh một cách logic.
Quản lý thời gian: Dành nhiều thời gian hơn cho câu hỏi đầu tiên vì đây thường là câu khó nhất. Bạn có nhiều lựa chọn khác nhau cho câu hỏi đầu tiên và sẽ mất nhiều thời gian hơn để tìm ra câu trả lời. Ngược lại, các câu hỏi sau thường có ít lựa chọn hơn nên sẽ tốn ít thời gian hơn.
Bài tập luyện tập dạng Matching Sentence Endings
Bạn có thể tham khảo một số bài tập tại dạng Matching sentence endings để luyện tập nhé!
Đề bài.
Why fairy tales are really scary tales
Some people think that fairy tales are just stories to amuse children, but their universal and enduring appeal may be due to more serious reasons.
People of every culture tell each other fairy tales but the same story often takes a variety of forms in different parts of the world. In the story of Little Red Riding Hood that European children are familiar with, a young girl on the way to see her grandmother meets a wolf and tells him where she is going. The wolf runs on ahead and disposes of the grandmother, then gets into bed dressed in the grandmother’s clothes to wait for Little Red Riding Hood. You may think you know the story – but which version? In some versions, the wolf swallows up the grandmother, while in others it locks her in a cupboard. In some stories, Red Riding Hood gets the better of the wolf on her own, while in others a hunter or a woodcutter hears her cries and comes to her rescue.
The universal appeal of these tales is frequently attributed to the idea that they contain cautionary messages: in the case of Little Red Riding Hood, to listen to your mother, and avoid talking to strangers. ‘It might be what we find interesting about this story is that it’s got this survival-relevant information in it,’ says anthropologist Jamie Tehrani at Durham University in the UK. But his research suggests otherwise. ‘We have this huge gap in our knowledge about the history and prehistory of storytelling, despite the fact that we know this genre is an incredibly ancient one,’ he says. That hasn’t stopped anthropologists, folklorists* and other academics devising theories to explain the importance of fairy tales in human society. Now Tehrani has found a way to test these ideas, borrowing a technique from evolutionary biologists.
To work out the evolutionary history, development and relationships among groups of organisms, biologists compare the characteristics of living species in a process called ‘phylogenetic analysis’. Tehrani has used the same approach to compare related versions of fairy tales to discover how they have evolved and which elements have survived longest.
Tehrani’s analysis focused on Little Red Riding Hood in its many forms, which include another Western fairy tale known as The Wolf and the Kids. Checking for variants of these two tales and similar stories from Africa, East Asia and other regions, he ended up with 58 stories recorded from oral traditions. Once his phylogenetic analysis had established that they were indeed related, he used the same methods to explore how they have developed and altered over time.
First he tested some assumptions about which aspects of the story alter least as it evolves, indicating their importance. Folklorists believe that what happens in a story is more central to the story than the characters in it – that visiting a relative, only to be met by a scary animal in disguise, is more fundamental than whether the visitor is a little girl or three siblings, or the animal is a tiger instead of a wolf.
However, Tehrani found no significant difference in the rate of evolution of incidents compared with that of characters. ‘Certain episodes are very stable because they are crucial to the story, but there are lots of other details that can evolve quite freely,’ he says. Neither did his analysis support the theory that the central section of a story is the most conserved part. He found no significant difference in the flexibility of events there compared with the beginning or the end.
But the really big surprise came when he looked at the cautionary elements of the story. ‘Studies on hunter-gatherer folk tales suggest that these narratives include really important information about the environment and the possible dangers that may be faced there – stuff that’s relevant to survival,’ he says. Yet in his analysis such elements were just as flexible as seemingly trivial details. What, then, is important enough to be reproduced from generation to generation?
The answer, it would appear, is fear – blood-thirsty and gruesome aspects of the story, such as the eating of the grandmother by the wolf, turned out to be the best preserved of all. Why are these details retained by generations of storytellers, when other features are not? Tehrani has an idea: ‘In an oral context, a story won’t survive because of one great teller. It also needs to be interesting when it’s told by someone who’s not necessarily a great storyteller.’ Maybe being swallowed whole by a wolf, then cut out of its stomach alive is so gripping that it helps the story remain popular, no matter how badly it’s told.
Jack Zipes at the University of Minnesota, Minneapolis, is unconvinced by Tehrani’s views on fairy tales. ‘Even if they’re gruesome, they won’t stick unless they matter,’ he says. He believes the perennial theme of women as victims in stories like Little Red Riding Hood explains why they continue to feel relevant. But Tehrani points out that although this is often the case in Western versions, it is not always true elsewhere. In Chinese and Japanese versions, often known as The Tiger Grandmother, the villain is a woman, and in both Iran and Nigeria, the victim is a boy.
Mathias Clasen at Aarhus University in Denmark isn’t surprised by Tehrani’s findings. ‘Habits and morals change, but the things that scare us, and the fact that we seek out entertainment that’s designed to scare us – those are constant,’ he says. Clasen believes that scary stories teach us what it feels like to be afraid without having to experience real danger, and so build up resistance to negative emotions.
—-
*Folklorists: those who study traditional stories
Question 1 - 5
Complete each sentence with the correct ending, A-F, below.
Write the correct letter, A-F, in boxes on your answer sheet.
A may be provided through methods used in biological research.
B are the reason for their survival.
C show considerable global variation.
D contain animals which transform to become humans.
E were originally spoken rather than written.
F have been developed without factual basis.
In fairy tales, details of the plot_____________.
Tehrani rejects the idea that the useful lessons for life in fairy tales__________.
Various theories about the social significance of fairy tales____________.
Insights into the development of fairy tales_____________.
All the fairy tales analysed by Tehrani______________.
Đáp án
Câu 1: C
Located Paragraph: People of every culture tell each other fairy tales but the same story often takes a variety of forms in different parts of the world.
Áp dụng DOL's Linearthinking:
same story takes a variety of forms in different parts of the world Paraphrasing.
a variety of forms = many variations ;
in different part of the world = global
→ Main idea: same story has many global variations
So với câu hỏi: details of the plot show considerable global variation
-→ chi tiết của cốt truyện cho thấy sự thay đổi đáng kể
→ Đáp án: C. show global variation
Download chi tiết các đáp án còn lại trong file dưới đây nhé!
Bạn có thể tham khảo một số bài tập tại dạng Matching sentence endings khác để luyện tập nhé!
Bài viết này đã giúp bạn nắm rõ được cách áp dụng Linearthinking vào dạng Matching sentence endings trong IELTS Reading. Nếu vẫn còn chưa tự tin với dạng này hãy luyện tập thêm ở kho Online Tests của DOL nhé! Chúc các bạn ôn thi IELTS thật hiệu quả.
Câu hỏi thường gặp về dạng bài Matching Sentence Endings
Để làm dạng bài nối phần cuối câu (Matching Sentence Endings), cần những kỹ năng gì?
Bạn cần biết cách quét tìm từ khóa, nhận dạng cấu trúc ngữ pháp, xác định cách diễn đạt khác (paraphrasing) và từ đồng nghĩa, cuối cùng là sử dụng ngữ cảnh để dự đoán.
Các loại từ khóa nào tôi nên gạch chân?
Bạn có thể gạch chân các từ khóa như trợ động từ (modal verbs), danh từ, tên riêng, số, ngày tháng, địa điểm, v.v.
Liệu các phần kết câu có giống hệt như trong bài đọc không?
Không, các phần kết câu sẽ không giống hệt như trong bài đọc. Chúng sẽ được diễn đạt lại bằng cách sử dụng paraphrase và từ đồng nghĩa.
Table of content
Dạng bài Matching Sentence Endings là gì?
Chiến thuật làm bài Matching Sentence Endings chi tiết và hiệu quả nhất
1. Đọc kỹ nửa câu đầu tiên và xác định keyword quan trọng
2. Xác định vị trí thông tin trong bài đề cập tới ý vừa đọc
3. Áp dụng Linearthinking đọc và hiểu kỹ thông tin trong bài
Những vấn đề thường gặp phải & phương pháp giải quyết khi làm dạng bài Matching Sentence Endings
Vấn đề 1: Không xác định được vị trí nửa câu đầu trong bài đọc
Vấn đề 2: Xác định được vị trí nửa câu đầu nhưng không ráp được với nửa câu còn lại
Vấn đề 3: Chỉ dựa vào logic và ngữ pháp
Một số tips làm bài Matching Sentence Endings
Bài tập luyện tập dạng Matching Sentence Endings
Câu hỏi thường gặp về dạng bài Matching Sentence Endings