Word form ở dạng danh từ, động từ, tính từ, trạng từ
từ loại tiếng Anh
DOL IELTS Đình Lực
Aug 24, 2022
2 mins read
Table of content
A. Word form ở dạng danh từ
1. Đặc điểm 6 Vị trí của danh từ
2. Hình thái (word form) của Danh từ
B. Word form ở dạng động từ
1. Đặc điểm của 4 loại Động từ
2. Vị trí của động từ
C. Word form ở dạng tính từ
1. Đặc điểm 7 loại tính từ
2. Vị trí của word form ở dạng tính từ
3. Hình thái (word form) của Tính từ
D. Word form ở dạng Trạng từ
1. Đặc điểm 8 loại Trạng từ
2. 10 vị trí trong câu của Trạng từ
3. Hình thái (word form) của Trạng từ
A. Word form ở dạng danh từ
1. Đặc điểm 6 Vị trí của danh từ
Danh từ có thể làm chủ ngữ (subject) cho một động từ (verb)
Ví dụ:
The guitarist plays the guitar (Nhạc sĩ chơi guitar);
⇒ Guitarist (danh từ chỉ người) là chủ ngữ cho động từ play.
Minh is a student (Minh là học sinh);
⇒ Minh (tên riêng) là chủ ngữ cho động từ “to be”- is.
Danh từ có thể làm tân ngữ trực tiếp (direct object) cho một động từ (verb)
Ví dụ:
He bought a pen (Anh ấy đã mua một cây viết).
⇒ a pen là tân ngữ trực tiếp (direct object) cho động từ bought (được chia thì quá khứ).
Danh từ có thể làm tân ngữ gián tiếp (indirect object) cho một động từ (verb)
Ví dụ:
Tom gave Jerry a watch for his birthday (Tom đã tặng cho Jerry một cái đồng hồ vào dịp sinh nhật).
⇒ Jerry là danh từ có chức năng như một tân ngữ gián tiếp (indirect object).
<<< Xem thêm >>> Master nhiều cấu trúc ngữ pháp và áp dụng vào IELTS Writing tại
Danh từ có thể làm tân ngữ (object) cho một giới từ (preposition)
Ví dụ:
I will speak to teacher about it (Tôi sẽ nói chuyện với giáo viên về điều đó).
⇒ teacher (danh từ chỉ người) làm tân ngữ cho giới từ to.
Danh từ có thể làm bổ ngữ chủ ngữ (subject complement)
Khi đứng sau các động từ nối hay liên kết (linking verbs) như to become, to be, to seem,…:
Ví dụ:
I am a student (Tôi là một sinh viên)
⇒ student (danh từ chỉ người) làm bổ ngữ cho chủ ngữ I
He became a president two years ago (ông ta đã trở thành tổng thống cách đây hai năm)
⇒ president (danh từ chỉ người) làm bổ ngữ cho chủ ngữ He.
It seems the best solution for English speaking skill (Đó dường như là giải pháp tốt nhất cho kỹ năng nói tiếng Anh)
⇒ solution làm bổ ngữ cho chủ ngữ It
Danh từ có thể làm bổ ngữ tân ngữ (object complement)
Khi đứng sau một số động từ như to make (làm, chế tạo,…), to elect (lựa chọn, bầu,…), to call (gọi điện thoại,…), to consider (xem xét,…), to appoint (bổ nhiệm,…), to name (đặt tên,…), to declare (tuyên bố,..) to recognize (công nhận,…), … :
Ví dụ: Board of directors elected her father president (Hội đồng quản trị đã bầu bố cô ấy làm chủ tịch).
⇒ president (danh từ chỉ người) làm bổ ngữ cho tân ngữ father.
2. Hình thái (word form) của Danh từ
Dưới đây là bảng word form thông dụng cho danh từ thường – các đuôi danh từ thường gặp như:
-tion: information, application, dedication, ambition, v.v.
-ment: entertainment, development, movement, establishment.
-ness: happiness, readiness, sadness, weakness.
-ity: rarity, nationality, activity, opportunity.
-ship: relationship, hardship, friendship, internship.
-ant: applicant, attendant, assistant, consultant.
-er: examiner, lawyer, prisoner, foreigner.
<<<Xem thêm>>>
B. Word form ở dạng động từ
Động từ (Verb) là những từ chỉ hành động (do, play, kick, …) hoặc trạng thái (seem, feel, …) của chủ ngữ.
1. Đặc điểm của 4 loại Động từ
Động từ thường (Ordinary verbs)
Phần lớn các động từ đều rơi vào loại này. Đây là những động từ chỉ hành động, dùng để miêu tả hành động (sing, write, eat, …) hoặc chỉ sự sở hữu (have, own, …). Đây là loại động từ trong tiếng Anh được sử dụng rất thường xuyên do mật độ lớn.
Ví dụ:
He celebrates by drinking a lot of beers
She is crying because of the movie’s ending
Trợ động từ (Auxiliary verbs)
Trợ động từ là những động từ dùng để “trợ giúp” các động từ khác trong câu hỏi, câu phủ định, hay dùng để nhấn mạnh trong các câu khẳng định, và bản thân nó không thể thay thế cho động từ chính và luôn phải đi kèm với động từ chính. Lưu ý, bản thân các trợ động từ này cũng có thể sử dụng độc lập như là một động từ chính.
Có 3 trợ động từ cơ bản: to be, to do và to have
Ví dụ:
They are staying at home now. (Bây giờ họ đang ở nhà).
⇒ Trong câu này, động từ “to be” là “are” giữ vai trò là trợ động từ trong thì hiện tại tiếp diễn; “stay” đóng vai trò là động từ chính.
Ví dụ: She was working when I came yesterday. (Cô ấy đang làm việc khi tôi đến ngày hôm qua).
⇒ Trong câu này, động từ “to be” là “was” giữ vai trò là trợ động từ trong thì quá khứ tiếp diễn; “work” đóng vai trò là động từ chính.
Nội động từ và ngoại động từ (transitive and intransitive verbs)
Nội động từ là những động từ theo sau không cần tân ngữ: rain, cry, stand, sit,laugh, smile.
Ví dụ:
It rains a lot in summer. (Vào mùa hè, trời mưa rất nhiều).
She is crying. (Cô ấy đang khóc).
Ta thấy sau động từ “rain” và động từ “cry” ta không cần sử dụng tân ngữ nào cả mà câu vẫn mang ý nghĩa trọn vẹn.
Ngược lại, ngoại động từ là những động từ theo sau bắt buộc phải sử dụng tân ngữ thì câu mới có nghĩa trọn vẹn: give, buy, take, get, …
Ví dụ:
She bought a book yesterday. (Cô ấy mua một quyển sách ngày hôm qua).
Ta thấy sau động từ “bought” (quá khứ của động từ “buy”) ta bắt buộc phải sử dụng một tân ngữ với ý nghĩa “mua cái gì đó”.
2. Vị trí của động từ
Vậy sau động từ là gì? Trong một câu đơn hoặc trong một mệnh đề, gắn với một chủ ngữ bắt buộc phải là một động từ được chia thì, những động từ còn lại thì được chia theo dạng:
Động từ được chia thì (tense) thì sẽ đứng sau chủ ngữ và chúng ta có thể dựa vào động từ này để xác định được thời gian xảy ra hành động đó. Động từ chính phải được chia thì sao cho phù hợp với chủ ngữ đi trước nó.
Ví dụ: I like cats and he likes dogs
⇒ động từ like được chia thi và nằm trước chủ ngữ tương ứng
He wants to become a doctor
⇒ động từ “wants” được chia theo thì hiện tại đơn số ít còn động từ “become” được chia theo dạng to + nguyên mẫu
>>>Xem thêm<<<
C. Word form ở dạng tính từ
Tính từ là từ bổ trợ cho danh từ hoặc đại từ, nó giúp miêu tả các đặc tính của sự vật, hiện tượng mà danh từ đó đại diện.
1. Đặc điểm 7 loại tính từ
Tính từ miêu tả (Descriptive adjectives)
Là những tính từ được sử dụng để miêu tả trạng thái hay bản chất của danh từ hoặc đại từ mà chúng bổ nghĩa. Hầu hết các tính từ đều thuộc loại tình từ này.
Ví dụ:
The beautiful flowers have a nice smell; The cat is hungry.
Tính từ chỉ số lượng (quantitative adjectives)
Là những tính từ miêu tả số lượng.
Ví dụ: I only have one daughter; I can’t believe I ate that whole cake.
Tính từ chỉ thị (Demonstrative adjectives)
Là tính từ dùng để chỉ thị cho đại từ hoặc danh từ đã giới thiệu trước đó: This, That, These, Those.
Ví dụ:
This bicycle is mine; I bought that cake yesterday; These books are really expensive; Those people are childhood friends.
Tính từ sở hữu (possessive adjectives)
Để chỉ sự sở hữu, miêu tả danh từ/đại từ đi kèm là của ai: my, his, her, your, their, our.
Ví dụ:
This is my dog;
Your hair is so curly.
Tính từ nghi vấn (Interrogative adjectives)
Là những tính từ dùng để hỏi: which, whose, what. Những từ để hỏi khác như who, when không được gọi là tính từ do chúng không bổ nghĩa cho danh từ hay đại từ trong câu.
Ví dụ:
Which song will you play on your wedding day? What pet do you want to get? Whose child is this?
Tính từ phân phối (Distributive adjectives)
Là tính từ không chỉ rõ một đối tượng cụ thể nào mà miêu tả một hoặc tất cả: Each, Every, Either, Neither, Any, All, Every, Many, Much, v.v.
Ví dụ:
I like every songs from his new album; Each person in this room will have to hand in the feedback form.
Tính từ là mạo từ (Articles)
a, an và the là 3 mạo từ duy nhất trong tiếng Anh
Ví dụ:
I watched the movie you told me yesterday; I just adopted a dog.
2. Vị trí của word form ở dạng tính từ
Tính từ được chia theo các vị trí như sau:
Trước danh từ
Ví dụ:
a small house an old woman
Khi có nhiều tính từ đứng trước danh từ, trật tự của tính từ như sau:
Opinion (nhận xét, ý kiến)
Quality (chất lượng);
Shape (hình dạng);
Participle Forms (thì hoàn thành);
Material (nguyên liệu);
Purpose (mục đích sử dụng).
Sau động từ: ( be và các động từ như seem, look, feel..)
Ví dụ:
She is tired;
John is very tall.
Sau danh từ: Tính từ có thể đi sau danh từ
Khi tính từ được dùng để phẩm chất/ tính chất các đại từ bất định:
There is nothing interesting (nothing là đại từ bất định;
Khi hai hay nhiều tính từ được nối với nhau bằng “and” hoặc “but”, ý tưởng diễn tả bởi tính từ được nhấn mạnh:
The writer is both clever and wise; The old man, poor but proud, refused my offer.
Khi tính từ được dùng trong các cụm từ diễn tả sự đo lường:
The road is 5 kms long; A building is ten storeys high.
Khi tính từ ở dạng so sánh:
They have a house bigger than yours; The boys easiest to teach were in the classroom.
Khi các quá khứ phân từ là thành phần của mệnh đề được rút gọn:
The glass broken yesterday was very expensive.
Một số quá khứ phân từ (P2) như: involved, mentioned, indicated:
The court asked the people involved; Look at the notes mentioned/indicated hereafter.
3. Hình thái (word form) của Tính từ
Dưới đây là tổng hợp word form dạng tính từ trong tiếng Anh – thường kết thúc bằng các hậu tố như:
-ing: interesting, gaming, amazing, breathtaking.
-ed: interested, excited, annoyed.
-ous: adventurous, advantageous, fabulous.
-ful: faithful, heartful, beautiful, truthful.
-ive: talkative, attractive, passive, active.
-able: able, capable, honourable, adaptable, valuable.
-al: national, natural, plural, universal.
-ic: fantastic, classic, basic, athletic.
-like: childlike, ladylike.
<<< Xem thêm >>>
D. Word form ở dạng Trạng từ
Trạng từ là từ dùng để bổ nghĩa cho động từ, tính từ, một trạng từ khác hay cho cả câu. Loại Word Form Trạng từ thường đứng trước từ hay mệnh đề mà nó cần bổ nghĩa. Nhưng cũng tùy trường hợp câu nói mà người ta có thể đặt nó đứng sau hay cuối câu.
1. Đặc điểm 8 loại Trạng từ
Trạng từ có thể được phân loại dừa vào ý nghĩa mà chúng diễn tả:
Trạng từ chỉ cách thức (manner):
Diễn tả cách thức một hành động được thực hiện ra sao? dùng để trả lời các câu hỏi với How?
Ví dụ:
He runs fast She dances badly; I can sing very well.
Trạng từ chỉ thời gian (Time):
Diễn tả thời gian hành động được thực hiện, dùng để trả lời với câu hỏi WHEN? (Khi nào?)
Ví dụ:
I want to do the exercise now; She came yesterday; Last Monday, we took the final exams.
Trạng từ chỉ tần suất (Frequency)
Diễn tả mức độ thường xuyên của một hành động, dùng để trả lời câu hỏi HOW OFTEN?
Ví dụ:
John is always on time He seldom works hard.
Trạng từ chỉ nơi chốn (Place)
Diễn tả hành động diễn tả nơi nào , ở đâu hoặc gần xa thế nào, dùng để trả lời cho câu hỏi WHERE? Một số trạng từ nơi chốn thông dụng là here, there ,out, away, everywhere, somewhere… above (bên trên), below (bên dưới), along (dọc theo), around (xung quanh), away (đi xa, khỏi, mất), back (đi lại), somewhere (đâu đó), through (xuyên qua).
Ví dụ:
I am standing here; She went out.
Trạng từ chỉ mức độ (Grade)
Diễn tả mức độ, cho biết hành động diễn ra đến mức độ nào. Một số trạng từ mức độ thường gặp: too (quá), absolutely (tuyệt đối), completely (hoàn toàn), entirely (hết thảy), greatly (rất là), exactly (quả thật), extremely (vô cùng), perfectly (hoàn toàn), slightly (hơi), quite (hoàn toàn), rather (có phần).
Ví dụ:
This food is very bad
She can dance very beautifully.
Trạng từ chỉ số lượng (Quantity)
Diễn tả số lượng (ít hoặc nhiều, một, hai … lần…)
Ví dụ:
My children study rather little; The champion has won the prize twice.
Trạng từ nghi vấn (Questions)
Là những trạng từ đứng đầu câu dùng để hỏi, gồm: When, where, why, how: Các trạng từ khẳng định, phủ định, phỏng đoán: certainly (chắc chắn), perhaps (có lẽ), maybe (có lẽ), surely (chắc chắn), of course (dĩ nhiên), willingly (sẵn lòng), very well (được rồi).
Ví dụ:
When are you going to take it? Why didn’t you go to school yesterday?
Trạng từ liên hệ (Relation)
Là những trạng từ dùng để nối hai mệnh đề với nhau. Chúng có thể diễn tả địa điểm (where), thời gian (when) hoặc lí do (why)
Ví dụ:
I remember the day when I met her on the beach; This is the room where I was born.
2. 10 vị trí trong câu của Trạng từ
Vị trí 1: Trước động từ thường (nhất là các trạng từ chỉ tần suất: often, always, usually, seldom….)
=> Ví dụ: They often get up at 6am.
Vị trí 2: Giữa trợ động từ và động từ thường
=> Ví dụ: I have recently finished my homework.
Vị trí 3: Sau động từ “to be/seem/look”…và trước tính từ: “tobe/feel/look”… +adv + adj
=> Ví dụ: She is very nice.
Vị trí 4: Sau “too”: V(thường) + too + adv
=> Ví dụ: The teacher speaks too quickly
Vị trí 5: Trước “enough” : V + adv + enough
=> Ví dụ: The teacher speaks slowly enough for us to understand.
Vị trí 6: Trong cấu trúc so….that: V + so + adv + that
=> Ví dụ: Jack drove so fast that he caused an accident.
Vị trí 7: Đứng cuối câu
=> Ví dụ: The doctor told me to breathe in slowly.
Vị trí 8: Trạng từ cũng thường đứng một mình ở đầu câu,hoặc giữa câu và cách các thành phần khác của câu bằng dấu phẩy(,)
=> Ví dụ: Last summer, I came back my home country;
Vị trí 9: Trạng từ bổ nghĩa cho từ loại nào thì phải đứng gần từ loại ấy.
=> Ví dụ:
She often says she visits her grandmother. (Often bổ nghĩa cho “says”); She says he often visits her grandmother. (Often bổ nghĩa cho “visits”).
Vị trí 10: Trạng từ chỉ thời gian trong tình huống bình thường nên đặt nó ở cuối câu.
=> Ví dụ:
We visited our grandmother yesterday; I took the exams last week
3. Hình thái (word form) của Trạng từ
Tính từ + ly : Phần lớn công thức word form của trạng từ chỉ thể cách có thể được thành lập bằng cách thêm -ly vào tính từ:
Quick -quickly;
Bad – badly;
Ngoài ra chúng ta còn có một số tính từ được viết và phát âm như tính từ như pretty, fast, only, late, v.v.
Thông qua bài viết trên, DOL hy vọng các bạn đã hiểu rõ về cách nhận biết danh từ tính từ trạng từ trong tiếng anh cũng như trật tự các loại từ trong câu tiếng anh. Để nắm rõ kiến thức phía trên, bạn học hãy dành thời gian để làm thêm các dạng bài tập word form cũng như đọc thêm về từ điển word form nhé!
🔎 Tham khảo thêm bài viết liên quan:
- Trạng từ (adverb) – Vị trí, cách sử dụng và lưu ý
Table of content
A. Word form ở dạng danh từ
1. Đặc điểm 6 Vị trí của danh từ
2. Hình thái (word form) của Danh từ
B. Word form ở dạng động từ
1. Đặc điểm của 4 loại Động từ
2. Vị trí của động từ
C. Word form ở dạng tính từ
1. Đặc điểm 7 loại tính từ
2. Vị trí của word form ở dạng tính từ
3. Hình thái (word form) của Tính từ
D. Word form ở dạng Trạng từ
1. Đặc điểm 8 loại Trạng từ
2. 10 vị trí trong câu của Trạng từ
3. Hình thái (word form) của Trạng từ